Chú thích Long Hồ (dinh)

  1. Trong Le Cisbassac, Trương Vĩnh Ký cho rằng Long Hồ từ tiếng Khmer (lõn hòr) mà ra. Tuy nhiên Vương Hồng Sển vẫn còn ngờ khi viết rằng: "Có lẽ đây là Miên gọi theo ta?" (Tự vị tiếng nói Miền Nam. Nhà xuất bản Trẻ, 1999, tr. 413). Trong Gia Định thành thông chí (Sơn xuyên chí, trấn Vĩnh Thanh, tr. 149), tên sông Long Hồ được Trịnh Hoài Đức giải thích như sau: "Sông này chảy đến quanh co, chảy đi vòng vèo, dòng ngang uốn lượn, nước đọng trong ngần, bốn mùa ngon ngọt; cồn cát cao thấp xa gần, thôn xóm la liệt khắp đông tây ẩn hiện như rừng, như động, như vực, như đầm, nên mới gọi là Long Hồ (Hồ Rồng)". Tin theo đây, thì tên đất (Long Hồ) có nguồn gốc từ tên sông. Còn Huỳnh Minh thì viết rằng: trước kia sông tên là Tầm Vồ. Khi nghe chúa Nguyễn đã đổi Nước Xoáy là Long Hưng (1787), thì nơi đây bỗng có câu ca rằng: Tầm Vồ rày đã đóng đô/ Xin quan đổi lại Long Hồ cho xinh. Việc đến tai chúa Nguyễn và ông đã cho phép cải tên (Vĩnh Long xưa, tr. 226).
  2. Có sách ghi người cầm đầu tên là Sà Tốt. Nhưng theo các biên niên sử Chân Lạp thì đây chỉ là một di dân Lào ở làng Prea Sot (Sà Tốt) mà thôi (ghi chú của Nguyễn Đình Đầu trong Địa chí Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1, tr. 159).
  3. Quốc triều sử toát yếu (tr. 46). Xem thêm trang Nguyễn Phúc Chú.
  4. Đào Duy Anh, sách ở mục tham khảo, tr. 1483.
  5. Dinh Cái Bè là vùng đất rộng nằm hai bên bờ sông Tiền, nhưng vì mới khai phá nên chỉ lập một châu là Định Viễn, chưa lập phủ huyện. Xem Website tỉnh Tiền Giang .
  6. Sơn Nam, trang 37 và tr. 39.
  7. Năm 1808, đồng thời với việc cho đổi tên là trấn Vĩnh Thanh, triều Nguyễn còn cho thăng châu Định Viễn làm phủ, thăng ba tổng là Bình An, Bình Dương, Tân An làm huyện (tổng Bình Dương đổi tên là huyện Vĩnh Bình, tổng Bình An đổi tên là huyện Vĩnh An, Tân An vẫn giữ tên cũ). Lại lập huyện Vĩnh Định và cho phụ vào. Vậy lúc bấy giờ, Trấn Vĩnh Thanh gồm có 1 phủ và 4 huyện (xem Gia Định thành thông chí, Cương vực chí, trấn Vĩnh Thanh, 212).
  8. Gia Định thành thông chí (Cương vực chí, trấn Vĩnh Thanh, tr. 212). Ở đây, Trịnh Hoài Đức viết thêm là: "trở lại đất thôn Long Hồ đổi tên là dinh Vĩnh Trấn". Nhưng theo sử Nguyễn vừa ghi bên trên và một vài sách khác, thì Long Hồ dinh đổi tên là Hoằng Trấn dinh, đến năm 1804 mới "chính thức" đổi tên là Vĩnh Trấn dinh. Tìm hiểu sự sai biệt này, thấy trong "Vĩnh Long xưa" của Huỳnh Minh có đoạn: "Thực ra, chúa Nguyễn Phúc Ánh đã đặt tên Vĩnh Trấn dinh từ năm 1788, sau khi thu phục thành Gia Định. Nhưng bấy giờ hãy còn bận chinh chiến, việc cải tổ chưa thể dứt khoát (tr. 20).
  9. Trấn Vĩnh dinh là chép theo sử Nguyễn. Huỳnh Minh và một số tác giả khác ghi là Vĩnh Trấn dinh.
  10. Chép theo Quốc triều Chính biên toát yếu (tr. 96). Thông tin trên Website tỉnh Vĩnh Long Lưu trữ 2010-07-29 tại Wayback Machine ghi 1806 là không chính xác.
  11. Xem chi tiết trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (Cương vực chí, Trấn Vĩnh Thanh, tr. 212).
  12. Vĩnh Long xưa, tr. 23.
  13. Xem chi tiết ở trang Phan Thanh Giản.